Chỉ báo kỹ thuật (indicators)

0
3997
Chỉ báo kỹ thuật (indicators)

Chỉ báo kỹ thuật (indicators) trong phân tích kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, khoa học máy tính đã giúp xây dựng được rất nhiều công cụ hỗ trợ NĐT phân tích dữ liệu và hỗ trợ công tác dự báo. Các chỉ báo kỹ thuật sử dụng trong phân tích biểu đồ cũng được tìm ra rất nhiều và đa dạng. Ứng dụng chủ yếu của các chỉ báo kỹ thuật là dự báo điểm đảo chiều và tìm ra các điểm hỗ trợ và kháng cự của giá. Trong phần dưới đây, chúng tôi xin được giới thiệu tới NĐT những chỉ báo kỹ thuật chính và có tính ứng dụng cao. Trong mỗi chỉ báo, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu ngắn gọn, tóm lược phần lý thuyết và ưu tiên phần sử dụng. Nó sẽ giúp NĐT dễ tìm hiểu và dễ ứng dụng trong thực tiễn giao dịch.

Trước khi đi vào các chỉ báo cụ thể, chúng tôi sẽ giới thiệu đến NĐT một ứng dụng rất phổ biến và hữu ích khi phân tích chỉ báo đó là phân kỳ. Là hiện tượng giá tạo đỉnh cao mới nhưng chỉ báo thì tạo đỉnh thấp, hoặc giá tạo đáy thấp mới nhưng chỉ báo thì tạo đáy cao. Đó là sự “lệch pha” giữa giá và chỉ báo, có thể cảnh báo rằng sức mạnh của giá đã yếu dần và cảnh báo sự đảo chiều. NĐT sẽ rõ hơn về phân kỳ khi xem các trường hợp cụ thể về chỉ báo ở các phần dưới.

1. Chỉ báo Khối lượng (Volume indicator)

2. Dải Bollinger (Bollinger Bands)

3.  Đường trung bình (Moving Averages)

4. Đường tín hiệu PSAR (Parabolic SAR)

5. DMI (Directional Movement Index) và ADX (Average Directional Movement Index)

6. STOCHASTIC

7. Ultimate Oscillator

8. MACD – Chỉ số biến động chênh lệch hội tụ trung bình trượt

9. RSI (Relative Strength Index) Chỉ số sức mạnh tương đối

10. CCI – Commodity channel index

11. MFI – Chỉ báo đo dòng tiền (Money Flow Index)

12.  Dãy số FIBONACCI

13.  Williams %R(%R)

14. Ichimoku Cloud

Lời kết

Như ở trên chúng ta đã thấy, với nhiều chỉ báo diễn giải diễn biến về giá đồng thời dự báo xu hướng của thị trường. Nhưng mỗi chỉ báo đều có ưu và nhược điểm của nó. Việc sử dụng độc lập mỗi chỉ báo cho công tác phân tích và dự báo sẽ có độ chính xác không cao. Do đó, chúng tôi khuyến khích NĐT kiểm nghiệm qua thực tế và chọn lọc ra cho riêng mình những chỉ báo hữu dụng nhất và kết hợp chúng với nhau để công tác dự báo được chính xác nhất. NĐT không nên sử dụng 1 chỉ báo để dự báo, cũng không nên sử dụng quá nhiều chỉ báo cùng lúc để kết hợp dự báo. NĐT nên sử dụng 2 -4 chỉ báo và kết hợp chúng để đưa ra dự báo của mình. Ngoài việc sử dụng các chỉ báo, NĐT cũng cần kết hợp với các mô hình: sóng, nến, đường… để công tác dự báo được chính xác nhất. NĐT có thể tìm hiểu thêm về các mô hình sóng tại đây, mô hình nến tại đây, mô hình đường tại đây.

Chungkhoanphaisinh.org

BÌNH LUẬN

Xin mời bình luận của bạn
Xin mời điền tên bạn tại đây