Chỉ báo DMI và ADX

0
10748
Chỉ báo DMI và ADX 0

Chỉ báo DMI và ADX: Chỉ báo ADX (Average Directional Movement Index) là một phần quan trọng không thể thiếu khi sử dụng chỉ báo DMI. ADX là chỉ báo xu hướng nhưng nó không phản ánh hướng đi của xu hướng. NĐT cần kết hợp giữa chúng để công tác dự báo được tốt nhất. Nội dung này sẽ được làm rõ hơn ở phần dưới.

1. Directional Movement Index (DMI)

DMI là 1 phần của chỉ báo ADX. DMI bao gồm 2 đường DI+ và DI-, hiểu một cách đơn giản là DI+ cho tín hiệu mua và DI- cho tín hiệu bán.

–   Tín hiệu mua: Khi DI+ cắt và đi lên phía trên DI-

–   Tín hiệu bán:   Khi DI- cắt và đi lên phía trên DI+

Minh họa trong đồ thị dưới đây:

DMI và ADX 1Lưu ý: Khi sử dụng sự giao cắt của DMI để nhận biết tín hiệu mua hoặc bán thì những tín hiệu này có thể bị sai lệch. Để khắc phục chúng ta sẽ dùng chỉ báo ADX để xác nhận lại sự giao cắt của DMI.

2. Average Directional Movement Index (ADX)

ADX khá phổ biến vì nó xác định được trạng thái hiện tại của thị trường là có xu hướng hay không có xu hướng. Sau đó NĐT sẽ sử dụng những kỹ thuật chỉ báo khác để phân tích sâu hơn. Khi ADX đã xác nhận có xu hướng thì kỹ thuật, chỉ báo DMI sẽ chỉ ra những tín hiệu mua bán chắc chắn hơn. Điều này giúp cho NĐT tránh xa những điểm yếu của các chỉ báo cũng như những cái bẫy (trap) của thị trường.

–   Khi thị trường đang có xu hướng (Trending Market): NĐT có thể sử dụng Moving Averages (MA), đường xu hướng (trendline) và một số các chỉ báo tiếp tục xu hướng khác.

–    Khi thị trường đang không có xu hướng rõ ràng (sideways market) hay đang biến động trong một phạm vi giá nào đó (trading range market): NĐT có thể sử dụng các chỉ báo như là Stochastic, RSI, hoặc Williams’%R và các báo range-bound khác như là Bollinger Bands hoặc Moving Average Envelope.

       Oscillators: là một chỉ báo vô cùng hiệu quả khi thị trường không có xu hướng rõ ràng. Mua khi Oscillator thấp và bán khi nó cao là khái niệm khá đầy đủ khi sử dụng Oscillator. Khi thị trường đang trong một xu hướng cụ thể thì Oscillator biểu thị ít chính xác hơn.

NĐT cần luôn luôn phải nhớ khi sử dụng ADX là chú ý hướng đi của đường giá. Khi ADX dao động tăng hay giảm không có nghĩa là xác định được hướng chuyển động tiếp theo của đường giá. Để xác định được xu hướng một cách rõ ràng, NĐT cần chú ý đến những tín hiệu sau của ADX:

+ Một xu hướng tăng giá mạnh hay giảm giá mạnh thì ADX đều tăng liên tục.

+ ADX dưới 20: thị trường không có xu hướng.

+ ADX tăng từ dưới lên trên 20: báo hiệu bắt đầu một xu hướng mới. Lúc này bắt đầu suy nghĩ đến việc mua hoặc bán trong xu hướng ngắn hiện tại.

+ Nếu ADX tăng theo hướng từ 20 lên 40; nó hàm ý xác nhận mạnh xu hướng mới đã hình thành trước đó và tiếp tục di chuyển theo hướng đã bắt đầu. Điều này có nghĩa là NĐT có thể sử dụng lệnh mua hoặc bán khống (short-sell) tuỳ theo hướng đi của xu hướng thị trường. Trong giai đoạn này, NĐT phải hạn chế sử dụng chỉ báo Oscillator và các chỉ báo tiếp tục xu hướng như là MA.

+  ADX trên 40: xu hướng hiện tại là rất mạnh.

+ ADX cắt lên 50 theo hướng tăng: xu hướng cực kỳ mạnh.

+ ADX cắt theo hướng tăng trên 70: Vô địch (power trend),  nhưng điều này rất hiếm khi xảy ra.

Đồ thị minh họa về những tín hiệu của ADX:

DMI và ADX 2

NĐT có thể tìm hiểu thêm về chỉ báo kỹ thuật này cũng như các công cụ khác của phân tích kỹ thuật trong sách phân tích kỹ thuật tại đây.

Chungkhoanphaisinh.org

BÌNH LUẬN

Xin mời bình luận của bạn
Xin mời điền tên bạn tại đây