Hình mẫu Hai đáy (Double bottom)

0
5563
Hình mẫu Hai đáy 1

Hình mẫu hai đáy hình thành khi giá tạo thành hai điểm đáy liên tiếp trên cùng một đồ thị. Mô hình này chỉ hoàn thiện khi giá tăng vượt qua điểm bắt đầu hình thành đáy thứ hai (tức là vượt qua đường Neckline sau khi đã chạm đến đáy thứ hai). Mô hình hai đáy là thời kỳ chuyển đổi xu thế giảm giá thành xu thế tăng giá, nó mang tính đảo chiều. Đây là mô hình rất phổ biến và dễ nhận diện. Thực tế thống kê cho thấy nếu NĐT nóng vội tham gia ngay từ đầu thì xác xuất thất bại là 64% còn nếu họ cố gắng đợi đến khi xuất hiện “breakout” ( điểm đảo chiều) thật sự thì xác xuất thất bại chỉ còn 3%.

Hình mẫu Hai đáy
Để có thể nhận diện chính xác mô hình, NĐT nên chú ý đến một số vấn đề: đáy thứ hai không nên xuống vượt quá đáy thứ nhất; khoảng thời gian giữa hai đáy cũng là một dấu hiệu quan trọng-thời gian càng dài thì độ chính xác càng cao-ít nhất phải là một tháng và có thể kéo dài nhiều tháng.

Các đặc điểm chung của một mô hình hai đáy cũng giống như mô hình vai đầu vai. Mô hình khối lượng giao dịch và giá mục tiêu cũng tương tự. Mô hình hai đáy cũng có biến thể từ mô hình cơ bản, hai đáy có thể không tương xứng, đáy thứ hai cao hơn đáy thứ nhất tạo thành mô hình 1-2-3.

Để tăng độ chính xác cho mô hình, ngoài đặc điểm về khối lượng, NĐT cũng cần xét thêm các đặc điểm khác. Ví dụ như giá đóng cửa cần vượt ra ngoài đỉnh kháng cự trước đó thay vì một sự phá vỡ giá trong ngày. Hoặc cần phá vỡ hai phiên để khẳng định tính hiệu lực của sự phá vỡ. Hoặc giá đóng cửa của ngày thứ Sáu phải vượt qua đỉnh trước đó. Ngoài ra, kích thước của mô hình cũng đóng vai trò quan trọng. Khoảng thời gian giữa hai đáy càng dài và chiều cao của mô hình càng lớn thì khả năng đảo chiều càng lớn. Cần có một khoảng thời gian ít nhất là một tháng giữa hai đáy. Những điểm này giúp loại bỏ những tín hiệu sai thường xảy ra và làm tăng độ chính xác của mô hình.

Minh họa thực tế cổ phiếu ASM của mô hình hai đáy như đồ thị dưới:

Hình mẫu Hai đáy 1Trong đồ thị trên, chúng ta dễ nhận thấy cũng giống như nhiều hình mẫu khác. Đường viền cổ ban đầu là đường kháng cự nhưng sau khi xuất hiện điểm nổ, giá đã vượt qua thì sau đó sẽ trở thành hỗ trợ.

NĐT có thể tìm hiểu thêm về hình mẫu này cũng như các công cụ khác của phân tích kỹ thuật trong sách phân tích kỹ thuật tại đây.

Chungkhoanphaisinh.org

 

BÌNH LUẬN

Xin mời bình luận của bạn
Xin mời điền tên bạn tại đây