Hình mẫu Tam giác hướng lên

0
3887
Hình mẫu Tam giác hướng lên

Hình mẫu Tam giác hướng lên(Ascending triangle) – Tam giác tăng được coi là một dạng mô hình trung gian mang tính củng cố hay báo hiệu sự tiếp diễn xu thế hiện tại của thị trường. Tuy nhiên đôi khi nó cũng mang tính đảo ngược. Thường thì mô hình này cần ít hơn ba tháng để hoàn thiện và khi xuất hiện thường kèm theo sự gia tăng của khối lượng giao dịch.

Với mô hình này ta có thể nhận thấy sự hội tụ của hai đường kháng cự và hỗ trợ thể hiện bằng sự thu hẹp khoảng cách giữa các đỉnh và các đáy của thị trường. Khi kéo dài hai đường kháng cự và hỗ trợ chúng sẽ cắt nhau ở đỉnh tam giác ở phía phải đồ thị. Đường kháng cự nằm ngang và đường hỗ trợ hướng lên cho thấy các mức giá cao có xu thế giữ nguyên còn các mức giá thấp nhất lại có xu thế tăng dần lên, điều này cũng có nghĩa là người mua có động cơ mạnh hơn người bán. Mô hình này là dạng biến thể của tam giác cân, nó mang nhiều đặc điểm giống mô hình tam giác cân.

Hình mẫu Tam giác hướng lên
Breakout (break-out) – điểm phá vỡ là điểm mà giá vượt khỏi đường kháng cự. Điểm này sẽ xuất hiện ở khoảng giữa điểm 2/3 và 3/4 chiều ngang của mô hình (tính từ điểm bắt đầu mô hình đến điểm cắt nhau của hai đường kháng cự và hỗ trợ). “Breakout” phá vỡ đường kháng cự sẽ chứng tỏ mô hình mang tính củng cố còn nếu phá vỡ đường hỗ trợ sẽ chỉ ra rằng mô hình mang tính đảo chiều.

Để tăng độ chính xác của hình mẫu, NĐT cần chú ý đến đặc điểm của sự phá vỡ. Giá đóng cửa phiên phá vỡ cần vượt lên trên đường kháng cự thay vì một sự phá vỡ giá trong ngày. Hoặc giá cần hai phiên nằm trên đường kháng cự để khẳng định tính hiệu lực của sự phá vỡ. Hoặc giá đóng cửa của ngày thứ Sáu phải nằm trên đường kháng cự trước đó. Khối lượng phiên bứt phá cũng cần tăng tốt để thể hiện sức mạnh của sự bứt phá đó.

Giá mục tiêu thấp nhất của mô hình này có thể đạt tới được xác định bằng cách: Xác định mức giá của điểm giao nhau dự kiến của hai đường kháng cự và hỗ trợ kéo dài. Tiếp đó ta đo chiều cao của mô hình tam giác tức là khoảng cách (đo theo chiều thẳng đứng) giữa điểm cao nhất của đường kháng cự và điểm thấp nhất của đường hỗ trợ. Sau đó cộng khoảng này vào mức giá của giao điểm vừa đo nếu là “breakout” hướng lên. Hoặc sẽ lấy mức giá của giao điểm trừ đi khoảng này nếu là “breakout” hướng xuống.

Minh họa thực tế chỉ số VNINDEX của mô hình tam giác hướng lên như đồ thị dưới:

Hình mẫu Tam giác hướng lên 1

NĐT có thể tìm hiểu thêm về hình mẫu này cũng như các công cụ khác của phân tích kỹ thuật trong sách phân tích kỹ thuật tại đây.

Chungkhoanphaisinh.org

 

BÌNH LUẬN

Xin mời bình luận của bạn
Xin mời điền tên bạn tại đây