Quy định Giao dịch HĐ Tương Lai chỉ số VN30

0
2176
Quy định Giao dịch HĐ Tương Lai chỉ số VN30

Quy định Giao dịch HĐ Tương Lai chỉ số VN30: Để bắt đầu giao dịch chứng khoán phái sinh, NĐT ngoài mở một tài khoản giao dịch cũng cần tìm hiểu về các quy định giao dịch của Sở giao dịch CK. Nắm vững các quy định giao dịch sẽ giúp NĐT tham gia TTCKPS an toàn và đúng quy định. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết các quy định GD Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 để NĐT tham khảo.

Hợp đồng tương lai chỉ số VN30

Tên/ Mã hợp đồng

Hợp đồng tương lai chỉ số VN30/ VN30FYYMM

Biên độ giao động giá

+/- 7%

Giới hạn lệnh

500 hợp đồng

Giới hạn vị thế

Cá nhân 5000 Hợp đồng, tổ chức 10000 Hợp đồng

Đơn vị giao dịch

1 Hợp đồng

Khối lượng giao dịch tối thiểu

1 Hợp đồng

Tên/ Mã hợp đồng

Sản phẩm được giao dịch đầu tiên trên TTCKPS là hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30-Index/VN30FYYMM. Mỗi hợp đồng tương lai có một mã riêng, được quy ước theo quy tắc nhất định và chứa đựng thông tin về hợp đồng đó. Ví dụ, Hợp đồng có mã VN30F1901 bao gồm các thông tin: “VN30F” là Hợp đồng tương lai của chỉ số VN30. “19” là năm 2019 và “01” là tháng đáo hạn của Hợp đồng.

Tài sản cơ sở

Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số đầu tiên là Chỉ số VN30. HĐTL chỉ số cổ phiếu dễ thực hiện và có độ rủi ro thấp hơn HĐTL trên cổ phiếu đơn lẻ.  Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên thường được đưa vào giao dịch là HĐTL trên chỉ số. Ở Việt Nam, Chỉ số VN30 là bộ chỉ số ra đời sớm nhất, đại diện nhất cho thị trường và quy tụ các cổ phiếu tốt nhất. Do vậy, tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số đầu tiên được lựa chọn là chỉ số VN30.

Hệ số nhân hợp đồng

Nội dung quan trọng nhất trong hợp đồng mẫu chính là hệ số nhân. Hệ số nhân hiện tại được quy định là 100,000 đồng. Hệ số nhân để quy đổi giá trị điểm chỉ số thành tiền và sẽ quy định quy mô của hợp đồng. Quy mô một hợp đồng tương lai với hệ số nhân này ở thời điểm 26/12/2018 chỉ số VN30 đang 860đ là 86.000.000đ (100.000×860).

Tháng đáo hạn

Cùng một thời điểm sẽ có 4 mã hợp đồng tương ứng với 4 tháng đáo hạn: Hợp đồng tương lai cho tháng hiện tại, tháng kế tiếp, tháng cuối quý gần nhất, tháng cuối quý tiếp theo(tháng cuối quý là các tháng: tháng 3,tháng 6, tháng 9 và tháng 12)

Ví dụ:

Tại thời điểm tháng 12-2018, Sở GDCK sẽ niêm yết bộ mã hợp đồng tương lai chỉ số cố phiếu bao gồm các tháng đáo hạn sau: tháng 12-2018 (tháng hiện tại), tháng 01-2019 (tháng kế tiếp), tháng 03-2019, tháng 06-2019 (2 tháng cuối quý gần nhất)

Ngày GD cuối cùng/ ngày đáo hạn hợp đồng

Là ngày thứ năm thứ 3 của tháng đáo hạn, nếu trùng vào ngày nghỉ thì ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng đáo hạn tháng đó sẽ được điều chỉnh sang ngày giao dịch liền trước đó.

Ví dụ:

Tháng 1/2019 có thứ 5 đầu tiên là ngày 03, thứ năm thứ hai là ngày 10, thứ năm thứ 3 là ngày 17. Như vậy, ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng tương lai chỉ số VN30F1901 sẽ là 17.01.2019.

Giá thanh toán cuối cùng(vào ngày đáo hạn)

Là giá đóng cửa của chỉ số VN30 tại ngày GD cuối cùng hay là ngày đáo hạn. Thanh toán bằng tiền mặt và ngày thanh toán cuối cùng là ngày làm việc liền sau ngày đáo hạn.

Thời gian giao dịch

Khớp lệnh định kỳ mở cửa               8h45-9h

Khớp lệnh liên tục từ                      9h-11h30 và 13h-14h30

Khớp lệnh định kỳ đóng cửa            14h30-14h45

Thỏa thuận                                    8h45-11h30 và 13h-14h45.

 Phương thức giao dịch

Khớp lệnh và thỏa thuận. Khớp lệnh định kỳ mở cửa và đóng cửa, khớp lệnh liên tục vào giữa phiên. Lệnh thỏa thuận sẽ được tiến hành từ đầu giờ tới cuối giờ giao dịch.

Phương thức thanh toán

Là tiền mặt: Nếu NĐT mở vị thế mới thì NĐT sẽ phải trả tiền (tiền ký quỹ ban đầu) để có được một hợp đồng. Ngược lại, để chốt lời/cắt lỗ với vị thế đã có NĐT cần đóng vị thế bằng hành động ngược với giao dịch trước đó ở hợp đồng có cùng kỳ hạn. Và phần chênh lệch lãi lỗ ở quy mô hợp đồng sẽ là tiền mặt.

Giá tham chiếu

Là giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền kề trước đó hoặc giá lý thuyết trong ngày giao dịch đầu tiên.

Bước giá

Bước giá dao động tối thiểu của HĐTL chỉ số VN30 là 0.1 điểm chỉ số(tương đương 10,000đ), tương tự như bước giá giao dịch cổ phiếu.

Ví dụ:

VN30 Index đang 860đ. Như vậy, NĐT có thể đặt lệnh mua hay bán ở 860.0; 860.1; 860.2; 859.9; 859.8; …

Loại lệnh giao dịch

Các loại lệnh giao dịch hợp đồng tương lai cũng giống như giao dịch cổ phiếu gồm có lệnh giới hạn (LO), lệnh thị trường (MOK, MAK, MTL), lệnh ATO, ATC.

Trên nền tảng của các loại lệnh này, các thành viên thị trường còn phát triển thành các loại lệnh sâu hơn thành các lệnh điều kiện/lệnh thông minh để hỗ trợ tối đa NĐT trong quá trình giao dịch. Để tìm hiểu về các lệnh này, NĐT xem tại đây.

Sửa, hủy lệnh CKPS

Việc sửa hủy lệnh cũng được áp dụng giống như đối với giao dịch cổ phiếu niêm yết: Không được sửa, hủy lệnh trong phiên khớp lệnh định kỳ. Chỉ có hiệu lực với lệnh chưa thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh chưa thực hiện.

Giao dịch thỏa thuận đã được xác lập trên hệ thống giao dịch không được phép sửa hoặc hủy lệnh.

Ký quỹ giao dịch

Căn cứ vào quy mô hợp đồng, NĐT có thể tính toán lượng tiền ký quỹ ban đầu để mua 1 hợp đồng tương lai. Theo quy định của TTLKCK mức ký quỹ ban đầu là 10% giá trị hợp đồng, nghĩa là nếu quy mô hợp đồng là 86.000.000 thì NĐT chỉ phải bỏ ra mức ký quỹ ban đầu là 8.6 triệu đồng để mua được 1 hợp đồng.

Sau khi tìm hiểu về các quy định giao dịch, tìm hiểu về các quy định về ký quỹ giao dịch cũng rất cần thiết để giúp NĐT chủ động trong giao dịch và kiểm soát rủi ro. Để tìm hiểu về quy định ký quỹ giao dịch CKPS, NĐT xem tại đây

Chungkhoanphaisinh.org

 

BÌNH LUẬN

Xin mời bình luận của bạn
Xin mời điền tên bạn tại đây